Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng năm 2021

Nghiệm thu công trình xây dựng đòi hỏi chúng ta cần được có một bộ quy trình chuẩn để có khả năng giám sát và không bỏ xót các hạng mục. Vậy quy trình nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào? Nguyên tắc khi nghiệm thu công trình xây dựng ra sao?

nghiem thu xay dung

Nghiệm thu công trình xây dựng là gì?

Nghiệm thu công trình xây dựng còn được hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng. Việc nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đưa ra đánh giá. Nếu như “quá quan”, có thể đưa vào sử dụng, ngược lại kết quả nghiệm thu không như mong muốn, phải sửa chữa lại đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi. Vậy nên, có thể khẳng định việc nghiệm thu công trình là bước quan trọng nhất, quyết định “thành quả” của công trình xây dựng, dự án.

Quy trình nghiệm thu công trình hoàn thành:

  • Nghiệm thu công việc xây dựng.
  • Nghiệm thu bộ phận xây dựng, giai đoạn thi công.
  • Nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình xây dựng.

Cơ sở để nghiệm thu công trình xây nhà là gì?

  • Các yêu cầu của bộ hồ sơ mời thầu.
  • Hợp đồng kinh tế kỹ thuật được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
  • Các văn bản pháp luật trong đầu tư và xây dựng, giấy tờ liên quan.
  • Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật đã được thống nhất trước đó.

Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành bao gồm những gì?

  • Biên bản nghiệm thu.
  • Các tài liệu thực hiện công tác nghiệm thu.

Lưu ý: Biên bản nghiệm thu và bảng tính giá trị khối lượng công việc được nghiệm thu là tài liệ quan trọng cần có trong hồ sơ thanh toán công việc, giai đoạn thi công, hạng mục công trình, công trình hoàn thành.

Khi nào có thể nghiệm thu công trình xây dựng?

Nghiệm thu công trình chỉ diễn ra với các công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình, thiết bị, máy móc phù hợp với thiết kế được duyệt, và chắc chắn tuân theo các quy chuẩn về mặt pháp luật.

nghiem thu cong trinh xay dung'

– Đối với các công trình xây dựng hoàn thành nhưng vẫn còn một số vấn đề về chất lượng nhưng không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng thì vẫn có thể chấp nhận nghiệm thu. Tuy nhiên cần tiến hành một số công việc như sau:

  • Tiến hành lập bảng thống kê các vấn đề còn sót lại và đưa ra thời gian hạn định thực hiện hoàn thiện để giải quyết các vấn đề đó.
  • Tất cả các bên liên quan có trách nhiệm giám sát các vấn đề nêu ra ở trên cho đến khi hoàn thành, đôi bên vừa lòng đẹp ý.
  • Thực hiện việc nghiệm thu lại sau khi nhà thầu thi công xong.

Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động cần tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành cùng một số quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất. Các biên bản nghiệm thu này là căn cứ thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán sau khi đã hoàn thành công trình. Nếu như chưa lập văn bản nghiệm thu thì sẽ không được quyết toán. Nếu như trong hợp đồng ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư có ghi rõ việc tạm ứng chi phí thì có thể ứng tiền trước, theo như hợp đồng giao hẹn.

– Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc thay đổi máy móc thiết bị thì phải nghiệm thu lại, như vậy mới đúng theo quy định nghiệm thu.

– Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau nghiệm thu có thể chuyển sang nhà thầu khác thi công. Nhưng nhà thầu này phải được tham gia vào biên bản nghiệm thu và xác nhận vào biên bản mới có hiệu lực.

– Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không được nghiệm thu cần xem lại lỗi chỗ nào và sửa chữa, xử lý, gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế, CĐT phê duyệt.

Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi yêu cầu sửa chữa, gia cố, xử lý nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu chất lượng, bền vững và yêu cầu sử dụng bình thường của công trình xây dựng, dự án.

Quá trình thực hiện việc nghiệm thu công trình:

  • Nghiệm thu vật liệu, trang thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn được đưa vào sử dụng trong công trình.
  • Nghiệm thu từng công việc quá trình xây dựng.
  • Nghiệm thu theo từng bộ phận công trình, giai đoạn thi công.
  • Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.

Đối tượng nào tham gia vào quá trình nghiệm thu của công trình xây dựng?

  • Đại diện phía nhà thầu.
  • Đại diện phía chủ đầu tư.
  • Đại diện phía thiết kế, các bên liên quan được mời.

Nghiệm thu là công việc quan trọng đảm bảo chất lượng công trình xây dựng có đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng hay không. Cho nên, bước nghiệm thu công trình đỏi hỏi cẩn thật, kỹ lưỡng, được thực hiện bởi các đại diện có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao. Chỉ có như vậy mới đưa ra kết quả đánh giá chính xác nhất, an tâm sử dụng công trình.

>>> Xem thêm: Hàm lượng cốt thép trong bê tông

Hỏi đáp nghiệm thu công trình xây dựng

Hỏi: Câu hỏi của bạn Nguyễn Hoàng Sơn tại hòm thư chienquangnam@gmail.com hỏi:
Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (hướng dẫn Nghị định 46/2015/NĐ-CP). Theo đó, tại Điều 8: Nghiệm thu công việc xây dựng và Điều 9: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Thông tư không đề cập đến công tác nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng (được phân thành 01 điều tại Thông tư 10/2013/TT-BXD, ngày 25/7/2013 hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP).
Vậy chúng tôi tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng thì thành phần ký biên bản nghiệm thu gồm những ai, có cần đại diện chủ đầu tư tham gia và ký biên bản nghiệm thu hay không? Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình có phải là nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hay không?
Trả lời:

Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được quy định tại Điều 30 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, theo đó thành phần tham gia nghiệm thu được thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây dựng có liên quan.

Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình không phải là nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, được quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Nguồn câu hỏi trích từ: (Cục Giám định)

Trả lời